bunhere.com
Published on

Tìm hiểu về các loại thông báo đẩy! Và các yếu tố Push Notification hiệu quả

Viblo: Tìm hiểu về các loại thông báo đẩy! Và các yếu tố Push Notification hiệu quả

Medium: Learn about push notification types! And the effective Push Notification elements

Overview

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, thông báo đẩy đã trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của người dùng di động và người sử dụng các ứng dụng web. Từ việc thông báo về tin tức mới, cập nhật sự kiện đến nhắc nhở về hoạt động hàng ngày, các loại thông báo đẩy đang thúc đẩy mối quan hệ giữa người dùng và ứng dụng.

Nó còn là một công cụ mạnh mẽ giúp thu hút sự chú ý của người dùng và giữ chân họ quay lại ứng dụng của bạn. Tuy nhiên, không phải thông báo đẩy nào cũng hiệu quả.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các loại thông báo đẩy phổ biến và các yếu tố quan trọng để tạo ra thông báo đẩy hiệu quả.

1. Push Notification - Thông báo đẩy là gì?

Thông báo đẩy (push notification) là một cách để các ứng dụng di động hoặc trang web gửi thông báo đến người dùng mà không cần họ mở ứng dụng đó.

Notification là gì?

1.1. Ứng dụng

Theo mục đích

  • Thông báo giao dịch: Cập nhật về hoạt động tài chính, thanh toán, giao dịch. Ví dụ: thông báo từ ngân hàng, ví điện tử.
  • Thông báo sự kiện: Thông báo về các sự kiện sắp tới, khuyến mãi, giảm giá. Ví dụ: thông báo từ ứng dụng mua sắm, mạng xã hội.
  • Thông báo tin tức: Cập nhật tin tức mới nhất, bài viết mới. Ví dụ: thông báo từ ứng dụng tin tức, blog.
  • Thông báo nhắc nhở: Nhắc nhở về lịch trình, sự kiện, ngày quan trọng. Ví dụ: thông báo từ ứng dụng lịch, ghi chú.
  • Thông báo tương tác: Cập nhật về hoạt động của người khác, tin nhắn mới. Ví dụ: thông báo từ ứng dụng mạng xã hội, trò chuyện

Theo nền tảng

  • Ứng dụng di động: Gửi đến người dùng thông qua ứng dụng di động đã cài đặt trên thiết bị.
  • Website: Gửi đến người dùng thông qua trình duyệt web. Ví dụ: thông báo từ website tin tức.
  • Thiết bị đeo: Gửi đến người dùng thông qua thiết bị đeo như đồng hồ thông minh.
  • Giọng nói: Gửi thông báo bằng giọng nói. Ví dụ: thông báo từ trợ lý ảo.

Theo mức độ ưu tiên

  • Khẩn cấp: Hiển thị ngay lập tức, có âm thanh và rung mạnh. Ví dụ: thông báo cảnh báo nguy hiểm, thiên tai.
  • Bình thường: Hiển thị trong thanh thông báo, có thể có âm thanh hoặc rung nhẹ. Ví dụ: thông báo tin nhắn mới, cập nhật ứng dụng.
  • Im lặng: Hiển thị trong thanh thông báo nhưng không có âm thanh hoặc rung. Ví dụ: thông báo quảng cáo.

Theo cách thức hiển thị

  • Dạng văn bản: Hiển thị nội dung thông báo dưới dạng văn bản đơn giản.
  • Dạng hình ảnh: Hiển thị nội dung thông báo kèm theo hình ảnh.
  • Dạng video: Hiển thị nội dung thông báo kèm theo video.
  • Dạng tương tác: Cho phép người dùng tương tác trực tiếp với thông báo. Ví dụ: trả lời tin nhắn, đặt hàng sản phẩm.

1.2. Lưu ý

  • Cân nhắc đến tần suất, thời điểm gửi, nội dung và hình thức hiển thị để gửi thông báo nhằm tránh làm phiền người dùng.
  • Ngoài ra thì người dùng có thể tùy chỉnh cài đặt thông báo cho từng ứng dụng, bao gồm bật/tắt thông báo, chọn loại thông báo muốn nhận, chọn âm thanh và rung.

2. Một vài loại thông báo đẩy - types of push notifications

Dưới đây là một vài loại thông báo đẩy và mục đích của chúng:

Standard Push Notifications

Standard Push Notifications (Thông báo đẩy tiêu chuẩn) đây là loại thông báo đơn giản nhất, chỉ chứa văn bản và có thể bao gồm hình ảnh.

Thông báo này thường được sử dụng để thông báo về các sự kiện, tin tức, hoặc nội dung mới trong ứng dụng.

Rich Push Notifications

Rich Push Notifications chứa nhiều loại nội dung hơn so với các thông báo đẩy tiêu chuẩn, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, và các tính năng tương tác khác. Điều này giúp làm nổi bật thông điệp và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Ví dụ: Một ứng dụng thương mại điện tử có thể sử dụng thông báo đẩy phong phú để hiển thị sản phẩm mới nhất với hình ảnh và giảm giá.

Nhược điểm: Yêu cầu dung lượng dữ liệu lớn, có thể không tương thích với tất cả các thiết bị và hệ điều hành, phức tạp hơn trong việc tạo và thiết kế.

Interactive Push Notifications

Interactive Push Notifications (Thông báo đẩy tương tác) cho phép người dùng thực hiện hành động trực tiếp từ thanh thông báo mà không cần mở ứng dụng.

Ví dụ: Người dùng có thể trả lời tin nhắn, thực hiện cuộc điều tra ngắn, hoặc xem nhanh thông tin mới từ thanh thông báo.

Geotargeted Push Notifications

Geotargeted Push Notifications (Thông báo đẩy định vị địa lý) sử dụng dữ liệu vị trí của người dùng để gửi thông báo khi họ đến gần một địa điểm cụ thể.

Ví dụ: Một ứng dụng đặt phòng khách sạn có thể gửi thông báo đẩy khi người dùng ở gần một khu vực có nhiều khách sạn.

Segmented Notifications

Gửi thông báo đến các nhóm người dùng cụ thể dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi trước đó, và vị trí địa lý.

Ví dụ: Một ứng dụng thể thao có thể gửi thông báo về trận đấu đang diễn ra chỉ đến những người dùng đã thể hiện sở thích trong môn thể thao đó.

Behavioral Notifications

Behavioral Notifications (Thông báo dựa trên hành vi): cá nhân hóa thông báo dựa trên hành vi trước đó của người dùng trong ứng dụng.

Ví dụ: Một ứng dụng thực đơn hàng trực tuyến có thể gửi thông báo về các ưu đãi hoặc món ăn mới dựa trên lịch sử đặt hàng của người dùng.

Transactional Notifications

Transactional Notifications (Thông báo giao dịch) là thông báo liên quan đến các giao dịch cụ thể mà người dùng thực hiện trong ứng dụng.

Ví dụ: Xác nhận đơn hàng, cập nhật trạng thái vận chuyển, và thông báo thanh toán thành công.

Reminder Notifications

Reminder Notifications (Thông báo nhắc nhở) gửi thông báo để nhắc nhở người dùng về các sự kiện hoặc nhiệm vụ mà họ cần thực hiện.

Ví dụ: Nhắc nhở về cuộc họp sắp tới, lịch trình tập thể dục, hoặc hạn chót nộp bài.

Silent Notifications

Silent Notifications (Thông báo im lặng): Không hiển thị cho người dùng, nhưng được sử dụng để cập nhật dữ liệu trong nền hoặc kích hoạt các quy trình tự động.

Ví dụ: Cập nhật dữ liệu từ máy chủ, cập nhật vị trí địa lý mà không gây gián đoạn trải nghiệm người dùng.

Persistent Notifications

Persistent Notifications (Thông báo lưu trữ): Thông báo hiển thị trên thanh thông báo của thiết bị và không bị xóa cho đến khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể hoặc chấp nhận thông báo.

Ví dụ: Thông báo về trạng thái kết nối mạng, thông báo về trạng thái của ứng dụng hoặc hệ thống.

3. Làm sao để GỬI thông báo một cách hiệu quả?

3.1. Khảo sát

Theo khảo sát của Helplama thu được kết quả sau:

  • 43% người dùng cho biết việc nhận được 2-5 thông báo đẩy hàng tuần sẽ khiến họ tắt thông báo đẩy.
  • 30% người dùng sẽ ngừng sử dụng ứng dụng hoàn toàn nếu họ nhận được 6-10 thông báo đẩy hàng tuần.
  • 64% mọi người sẽ ngừng sử dụng ứng dụng hoàn toàn nếu họ nhận được hơn 5 thông báo đẩy hàng tuần.
  • 61% người dùng sẽ sử dụng ứng dụng thường xuyên hơn hoặc ở cùng mức độ nếu thông báo đẩy được cá nhân hóa theo sở thích và sở thích đã nêu của họ.
  • Người dùng lớn tuổi (từ 30 tuổi trở lên) không thích thông báo đẩy hơn so với những người trẻ hơn (18-29 tuổi).

Khảo sát của Helplama

3.2. 15 tiêu chí khi Push Notification

Dựa vào số liệu trên thì bạn cần cân nhắc đến nội dung cũng như phương pháp làm sao để gửi thông báo nhằm giữ chân người dùng. Cần cần nhắc 15 tiêu chí bên dưới đều là những tiêu chí quan trọng khi thực hiện Push Notificaiton:

  • [1] Ưu tiên sự đồng ý và tùy chọn của người dùng: Luôn hỏi sự đồng ý của người dùng đối với thông báo và cung cấp các tùy chọn rõ ràng để người dùng quản lý tùy chọn của họ.

  • [2] Cá nhân hóa và phân khúc: Điều chỉnh thông báo dựa trên hành vi, sở thích và nhân khẩu học của người dùng. Phân khúc đối tượng của bạn đảm bảo rằng thông điệp có liên quan và hấp dẫn đối với từng nhóm người dùng.

  • [3] Tạo thông điệp rõ ràng và ngắn gọn: Đảm bảo rằng thông điệp của bạn đơn giản, dễ hiểu và truyền tải thông điệp cốt lõi một cách nhanh chóng.

  • [4] Sử dụng đa phương tiện một cách khôn ngoan: Kết hợp hình ảnh, video hoặc âm thanh để làm phong phú thông báo nhưng hãy làm như vậy một cách hợp lý để tránh khiến người dùng choáng ngợp.

  • [5] Thời gian gửi thông báo hợp lý: Gửi thông báo vào những thời điểm mà người dùng có nhiều khả năng tiếp thu nhất. Xem xét các múi giờ và thói quen của người dùng, đồng thời tránh những giờ gây rối.

  • [6] Duy trì tần suất cân bằng: Việc người dùng nhận quá nhiều thông báo có thể gây khó chịu và gỡ cài đặt ứng dụng. Tìm sự cân bằng giúp người dùng luôn cập nhật thông tin mà không khiến họ choáng ngợp.

  • [10] Triển khai A/B testing: Thường xuyên kiểm tra các phiên bản thông báo khác nhau để xem phiên bản nào hoạt động tốt nhất về mặt nội dung, thời gian và tần suất.

  • [11] Đo lường và phân tích hiệu suất: Sử dụng phân tích để theo dõi hiệu suất thông báo của bạn. Dữ liệu này rất quan trọng nếu muốn tối ưu hóa chiến lược và cải thiện mức độ tương tác.

  • [12] Đảm bảo mức độ liên quan: Thông báo phải luôn cung cấp nội dung nào đó có giá trị cho người dùng, cho dù đó là thông tin, giải trí hay quảng cáo.

  • [13] Đảm bảo yếu tố đa nền tảng: Điều chỉnh cách tiếp cận của bạn để phù hợp với các nguyên tắc và phương pháp hay nhất của các nền tảng khác nhau (iOS, Android, web, v.v.).

  • [14] Chỉ sử dụng thông báo cho các cảnh báo quan trọng: Đặt trước thông báo đẩy cho các tin nhắn quan trọng hoặc khẩn cấp để duy trì tính hiệu quả.

  • [15] Cung cấp tùy chọn cho phép từ chối: Người dùng có thể dễ dàng từ chối nhận thông báo, điều này tôn trọng sở thích của họ và cải thiện sự hài lòng chung.

Kết

Hy dọng bài viết này cung cấp đủ góc nhìn cũng như định nghĩa về việc Push Notification, cũng như giúp bạn nắm bắt được việc thực thi đẩy thông báo một cách hợp lí nhằm giữ chân người dùng với ứng dụng của bạn, tránh việc làm dụng việc đẩy thông báo.

I am always looking for feedback on my writing, so please let me know what you think. ❤️